Doanh thu và chi phí Quy luật hiệu suất giảm dần

Mối quan hệ giữa doanh thu từ đầu vào và chi phí cho sản phẩm là mối quan hệ ngược chiều. Giả sử rằng 1 kilogram hạt giống có giá không đổi là 1 dollar. Mặc dù có thể còn có thể có nhiều chi phí khác nữa, nhưng giả định rằng các chi phí này là cố định, tức là nó không phụ thuộc vào việc sản xuất nhiều hay ít. 1 kilogram hạt giống đầu tiên tạo ra 1 tấn sản phẩm, tức là 1 tấn sản phẩm đầu tiên tốn chi phí cận biên là 1 dollar để sản xuất. Nếu không có gì thay đổi, thì nếu 1 kilogram hạt giống thứ hai được gieo sẽ sản xuất ra thêm 0,5 tấn sản phẩm. Trường hợp này chi phí cận biên vẫn sẽ là 1 dollar cho 0,5 tấn sản phẩm, tương đương với 2 dollar cho 1 tấn sản phẩm. Tương tự, nếu 1 kilogram hạt giống thứ ba được gieo sẽ sản xuất ra thêm 0,25 tấn sản phẩm, thì chi phí cận biên là 1 dollar cho 0,25 tấn sản phẩm trên, tương đương với 4 dollar/1 tấn sản phẩm. Do vậy, quy luật hiệu suất cận biên giảm dần ám chỉ việc gia tăng về chi phí cận biên và chi phí trung bình.

Chi phí còn có thể được đo bằng chi phí cơ hội. Trong trường hợp này, quy luật trên còn được áp dụng cho toàn xã hội - chi phí cơ hội cho việc sản xuất một đơn vị hàng hóa thường tăng lên khi toàn xã hội cố gắng sản xuất hàng hóa đó nhiều hơn. Điều này giải thích cho hình dạng cái bát úp của đường giới hạn khả năng sản xuất.